Nghiên cứu giải phẫu thân, lá và rễ cây Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha et Grushv.)

Trần Thị Liên1,, Nguyễn Hữu Cường2
1 Viện Dược liệu
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) hay còn được gọi là sâm K5, sâm Việt Nam) sinh trưởng và phát triển trên vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.


Sâm Ngọc Linh đã được chứng minh ngoài tác dụng bổ dưỡng còn có nhiều tác dụng khác như: Kích thích hoạt động não bộ, nội tiết tố sinh dục, tạo hồng cầu và hemoglobin, giảm cholesterol và lipid máu, hạ đường huyết, điều hòa tim mạch, điều hòa miễn dịch và phòng chống ung thư. Nghiên cứu giải phẫu của thân, lá, thân rễ, rễ củ và rễ con nhằm góp phần mô tả đầy đủ hơn về các bộ phận chính trên cây sâm Ngọc Linh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm, NXB khoa học và kỹ thuật.
2. Phan Văn Đệ (2003), “Kết quả nghiên cứu về sinh học và trồng trọt cây sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv. Araliacea)”, Hội thảo bảo tồn và phát triển cây sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) Panax vietnamensis Ha et Grushv; họAraliaceae. Chủ biên: Bộ Y tế và UBND tỉnh Quảng Nam, tr 43 – 54.
3. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam. Mekong printing, Tom III, fascicle I, tr. 47- 51.
4. Trần Thị Liên (2011), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống và dược liệu cây sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội.