Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của bài thuốc Phong thấp thang đối với một số chỉ số huyết học trên chuột cống trắng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và ảnh hưởng của bài thuốc Phong thấp thang tới cân nặng, tình trạng hoạt động, một số chỉ số huyết học trên chuột cống trắng. Phương pháp nghiên cứu: đánh giá độc tính cấp của bài thuốc Phong thấp thang theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon; bài thuốc Phong thấp thang được dùng ở liều 21g/kg và 63g/kg thể trọng chuột cống trắng/ngày(tương đương liều lâm sàng và gấp 3 liều lâm sàng) để đánh giá ảnh hưởng của thuốc tới cân nặng, thể trạng và một số chỉ số huyết học. Kết quả: bài thuốc Phong thấp thang không thể hiện độc tính cấp, không xác định được liều LD50; bài thuốc Phong thấp thang không làm thay đổi thể trạng chung và các một số chỉ số huyết học trên chuột cống trắng thực nghiệm sau 30 ngày uống thuốc. Kết luận: không xác định được LD50 của bài thuốc Phong thấp thang theo đường uống, bài thuốc không ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu trên chuột cống trắng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phong thấp thang, độc tính cấp, chỉ số huyết học
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Tất Lợi (2003), Cây thuốc và vị thuốc Việt nam, NXB Y học, Hà Nội.
3. Vũ Đình Hoàn, Bùi Thanh Hà và cộng sự (2019), “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Phong thấp thang trên mô hình chuột gây viêm khớp thực nghiệm”. Tạp chí Y học Quân sự, 338(7-8), 56-59.
4. Cục khoa học và đào tạo - Bộ Y tế (2015), “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”. Quyết định 141/QĐ-K2ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015.
5. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc tính của thuốc, NXB Y học, Hà Nội.
6. Đỗ Trung Đàm (2006), “Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm”. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 377-392.
7. World Health Organization (2000), General guidelines for methodologies on reseach and evaluation of tradition medecine.