Nghiên cứu ảnh hưởng của cao lỏng PH lên một số chỉ số sinh hoá và mô bệnh học trên thực nghiệm

Nguyễn Xuân Huấn1,, Nguyễn Minh Hà1, Nguyễn Quang Duật2, Nguyễn Văn Cường1, Phạm Thị Phượng1
1 Viện Y học cổ truyền Quân đội
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cao lỏng PH được dùng nghiên cứu điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu trên thực nghiệm và lâm sàng. Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của cao lỏng PH lên một số chỉ số sinh hóa và hình thái, giải phẫu mô bệnh học gan, thận, đại tràng trên chuột cống trắng chủng Wistar trong thời gian 4 tuần đường thụt giữ đại tràng. Kết quả: Cao lỏng PH thụt giữ đại tràng liều 14g/kg/ngày và 28g/kg/ngày không làm ảnh hưởng đến tình trạng chung; các chỉ số sinh hóa thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hình ảnh mô bệnh học của gan, thận, đại tràng bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hiền, Đào Văn Long (2010), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu”. Tạp chí nghiên cứu y học, 66(1): 69-75.
2. 姜慧,毛堂友,史瑞,李军祥 (2018),中药灌肠治疗溃疡性结肠炎的最新研究进展. 世界科学技术-中医药现代化, 20(02):298-303.
Khương Huệ, Mao Đường Hữu, Sử Thụy (2018), “Nghiên cứu mới nhất về điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu qua phương pháp thụt giữ bằng thuốc đông y”. Tạp chí thế giới khoa học trong y dược hiện đại, 20(2): 298-303.
3. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc tính của thuốc. NXB Y học, p.101-112.
4. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. NXB Y học, 13.5 - PL257.
5. Cục khoa học và đào tạo - Bộ Y tế (2015), “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”. Quyết định 141/QĐ-K2ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015.
6. OECD (2008), Repeated dose 28-Day Oral Toxicity Study in Rodents.Guidelines for the testing of chemicals (407).
7. World Health Organization (2000), General guidelines for methodologies on research and evaluational of tradition medicine, p.3-29.