Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học của nguồn gen cây thuốc giác đế sài gòn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giác đế Sài Gòn có tên khoa học là (Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast) thuộc họ Na (Annonaceae). Cây gỗ nhỏ, phân bố dưới tán rừng, là cây sinh sản hữu tính có khả năng tự thu phấn cao. Cây phát triển trên các vùng đất xám, phù sa cổ trên độ cao so với mặt nước biển từ 20 – 800m. Cây sinh sản hữu tính, ra hoa tháng 12 – 5; cho quả vào tháng 6 – 11. Rễ cọc chính sau 3 – 4 năm sinh trưởng trở thành rễ củ có thể thu hoạch. Kích thước củ rễ dài 5-7cm, đường kính 1,2 – 1,5cm. Tế bào biểu bì của thân, lá đều có vỏ cutin che chở. Mô giậu (dưới biểu bì) là các tế bào dài và hẹp có vách dày xếp xít nhau. Mạch gỗ tương đối lớn, trụ bì (cung tượng tầng) xếp thành bó (10 – 15 tế bào/bó).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giác đế Sài Gòn, đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu
Tài liệu tham khảo
2. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 2, trang 2222-2223, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2004.
3. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt nam, quyển 1, trang 309 - 312, NXB Trẻ.
4. Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng (2018), Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; NXB Nông nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.