Báo cáo khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống Độc hoạt Nicotex 2022 tại huyện Mộc Châu - Sơn La và huyện Đắk Song - Đắk Nông

Đinh Quang Chinh1,, Nguyễn Ngọc Dương1, Võ Thanh Toàn1, Đặng Hồng Khanh1, Nguyễn Xuân Trường2
1 Công ty Cổ phần Nicotex Đắk Lắk
2 Viện Dược liệu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Độc Hoạt hay còn gọi là Đương quy lông có tên khoa học là Angelica pubescens Ait. thuộc chi Angelica, họ Hoa tán (Apiaceae); Bộ Hoa tán (Apiales); Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida). Giống Độc hoạt Nicotex 2022 (Giống khảo nghiệm) được thực hiện khảo nghiệm VCU tại Mộc Châu - Sơn La và Đắk Song - Đắk Nông với giống đối chứng là giống Độc hoạt đang có trên thị trường (Đối chứng) trong thời gian 2 vụ liên tiếp 2019 - 2020 và 2020 - 2021. Mẫu giống Độc hoạt Nicotex 2022 có khả năng sinh trưởng tốt hơn mẫu đối chứng. So sánh giữa 2 mẫu giống trồng ở Sơn La hoặc Đắk Nông cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của mẫu giống đối chứng thường ngắn hơn giống Độc hoạt Nicotex là 15 ngày. Trong cùng một mẫu giống, giữa hai vùng sinh thái, kết quả đánh giá cho thấy tại Mộc Châu sinh trưởng của cây Độc hoạt kém hơn so với Đắk Song. Mẫu giống Độc hoạt bị nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như rầy mềm, rệp bông trắng, nhện đỏ, lở cổ rễ, đốm lá, thối củ ở mức độ nhẹ (điểm 1-3). Mẫu giống khảo nghiệm có khả năng chống chịu tốt hơn mẫu giống đối chứng đặc biệt là khả năng chịu hạn và rét, cho năng suất dược liệu cao hơn hẳn so với mẫu giống đối chứng từ 11- 13%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, (2003), Hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ nhất “Phát triển dược liệu bền vững trong thế kỷ 21”. Hà Nội 3/2003 trang 20-35.
2. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật làm thuốc. NXB khoa học và kỹ thuật, tập II.
3. Nguyễn Thượng Dong (2002), “Bảo tồn nguồn gen, giống và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc y học cổ truyển“. Tạp chí dược liệu, tập 7, số 6/2002.
4. Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu. NXB Nông nghiệp, 1980.
5. Nguyễn Văn Lan. Kỹ thuật trồng mốt số cây dược liệu. NXB Nông thôn, tập 1.
6. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, 1995, trang 1025.
7. Nguyễn Xuân Nam và Cs., “Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình trồng trọt nguồn gen cây độc hoạt (Angelica pubescens Ait.)” Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam – Số 4(77)/2017
8. Hoàng Lê Sơn và Nguyễn Văn
Hanh. “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu độc hoạt”. tập 2, số 02 tháng 9 2021: Tạp chí khoa học và công nghệ trường đại học thành đông.
9. Nguyễn Thị Tần và Cs., “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống độc hoạt (Angelica pubescens Maxim. f.biserrata Shan et Yuan) tại bát xát, Lào Cai”. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên.
10. Nguyễn Hữu Thiện và Cs., Đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.), Độc hoạt (Angelica pubescens Ait.) làm nguyên liệu sản xuất thuốc”, Mã số NVQG.2013/12.
11. Viện Dược liệu (2022), Quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và sơ chế một số cây dược liệu theo GACP – WHO. NXB Nông nghiệp & NXB khoa học và Kỹ thuật (tr180 - 190).