Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát tại khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm 2020

Bùi Thị Bích Hậu, Lê Thị Minh Phương, Lê Thành Xuân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đau bụng kinh nguyên phát là bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất. Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm bệnh lý và thể bệnh y học cổ truyền của bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát đến khám tại Khoa Y học cổ truyền-Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 101 bệnh nhân được chẩn đoán đau bụng kinh nguyên phát đủ các tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Kết quả: 82,2% bệnh nhân từ 18-24 tuổi, tuổi trung bình: 23,5±1,9 tuổi. Các yếu tố nguy cơ gồm tiền sử gia đình (22,8%), stress căng thẳng tâm lý (100%), chế độ ăn kiêng không đủ chất (15,8%), tiền sử chưa sinh con (100%). Mức độ đau bụng kinh vừa và nặng theo thang VAS lần lượt là 52,5% và 47,5%. Các đặc điểm về vòng kinh, số ngày hành kinh, màu sắc, số lượng đều tương đồng với đặc điểm sinh lý kinh nguyệt. 100% bệnh nhân có ít nhất một lần phải sử dụng các phương pháp giảm đau (NSAID 84,1%, thuốc Y học cổ truyền 10,9%, kết hợp cả 2 phương pháp 5,0%). Các bệnh nhân ở 3 thể lâm sàng y học cổ truyền là thể khí trệ huyết ứ (73,3%), thể khí huyết hư (17,8%) và thể cảm nhiễm phong hàn (8,9%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Margaret Burnett, Madeleine Lemyre (2017). Primary Dysmenorrhea consensus and Guideline, SOGC clinical practice Guideline, 345, 585-595.
2. Vincenzo De Sanctis et al (2015). Primary Dysmenorrhea in Adolescents: Prevalence, Impact and Recent Knowledge, Quisisana Hospital, Italy.
3. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2012). Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ, Luận văn thạc sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Z.W. Liu, L. Liu et al (2009). Dysmenorrhea, Essentials of Chinese Medicine, London, 3, 269.
5. Lê Thị Hiền (2008). “Thống kinh”, Bệnh học ngoại phụ Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, 153-156.
6. Mai, V.Q., Sun, S., Minh, H.V. et al (2020). An EQ-5D-5L Value Set for ietnam. Qual LifeRes.
7. ZhanGu, Xiuzhong Qi, Xiaofeng Zhai, et al (2014). Research Article: Study on TCM Syndrome Differentiation of Primary Liver Cancer Based on the Analysis of Latent Structural Model, Changhai Hospital of Traditional Chinese Medicine, Second Military Medical University, Shang hai, China.
8. Donata Saulė Vilšinskaitė et al (2019). The risk factors of dysmenorrhea in young women. BMC Public Health.
9. 张晏瑜 (2016). 台湾中部地区原发性痛经中医证候分布特点研究, 硕士论文, 山东中医药大学.
10. 夏淑娟 (2014). 女大学生原发性痛经影响因素及健康教育效果评价, 硕士论文, 山东大学.
11. Trịnh Thị Thu Hường (2020). “Đánh giá tác dụng của thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất trên bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. 上海中医药大学附属岳阳中西医结合医院 (2013). 痛经中医辨证治疗, 上.
13. 王永宏 (2017). 长沙市女大学生原发性痛经的中医证型及发病相关因素分析, 硕士论文, 湖南中医药大学.