Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực rừng phòng hộ thị xã Phú Mỹ và huyện đất đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Lê Đức Thanh1, Cao Ngọc Giang1, Ngô Thị Minh Huyền1, Nguyễn Minh Hùng1, Nguyễn Xuân Trường1, Nguyễn Duy Bắc1, Lê Trung Kiên2, Trần Thị Liên1
1 Viện Dược liệu
2 Ban Quản lý rừng phòng hộ Bà Rịa – Vũng Tàu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở thị xã Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết quả điều tra đã xác định được 435 loài thực vật có giá trị làm thuốc, thuộc 319 chi, 117 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Gnetophyta và Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan là đa dạng nhất chiếm 94,71% tổng số loài cây thuốc. Có 6 dạng sống chính của cây thuốc được ghi nhận (Cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân thảo, phụ sinh và ký sinh), nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất đến 37,01%). Các bộ phận sử dụng của cây thuốc được chia thành 6 nhóm (thân/vỏ, lá/cành, rễ/rễ củ, cả cây, hoa/quả/hạt và nhóm nhựa/mủ), trong đó nhóm sử dụng toàn cây (H) và lá/cành (L) được sử dụng nhiều nhất chiếm từ 33% đến 36%. Có 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, trong đó nhóm trị bệnh ngoài da, nhóm trị bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu và nhóm trị bệnh đường tiêu hóa là 3 nhóm chiếm số loài cao nhất từ 119 đến 185 loài. Có 16 loài cây thuốc bị đe dọa có giá trị bảo tồn cao trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân (2003 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (tập I, II). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2.498 tr.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), (tập I, II). NXB Y học, 3.216 tr.
4. Chính phủ (2021), Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
5. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam (tập I, II, III). NXB Trẻ, 3.006 tr.
6. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. 1.274 tr; (1999 - 2000).
7. Nguyễn Tập (2019), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam. Tạp chí Dược liệu, 24 (6), tr. 319 – 328. 8. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các hương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội.
9. Viện Dược liệu (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1191tr.
10. Gagnepain F.(1908), Zingibéracées. In: Lecomte H. ed, Flore Générale de l’Indo - Chine, Masson & Co., Paris, 6, 1244 pages.
11. Rastogi A.(1999), Methods in applied Ethnobotany: lesson from the field. Kathmandu, Nepal:
International Center for Integrated Mountain Development (ICIMOD).
12. Sharma P. D. (2003), Ecology and environment. 7th ed., New Delhi: Rastogi Publication, 660 pages.
13. Wu Z., Raven P. H., Hong D. et al. (2011), Flora of China 19 Science Press, Beijing and Missouri Botanical Garden Press, St, Louis, 694 page; . 14. Theplantlist.org [http://www.theplantlist.org/], (Truy cập tháng 26 tháng 4 năm 2022
15. Báo cáo thuyết minh tổng hợp, Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thị xã Phú Mỹ (http://phumy.bariavungtau.gov.vn /documents/17018/21737/3.Bao%2 0cao%20thuyet%20minh.pdf (truy cập 22/09/2020)
16. Điều kiện tự nhiên huyện Đất Đỏ (https://datdo.baria- vungtau.gov.vn/article?item=74b8 ec6828200a49f8e10ff52968ce8b (truy cập ngày 22/09/2020)
17. Ủy ban nhân dân thị xã Phú Mỹ - Lịch sử hình thành và hiện trạng phát triển của huyện tân thành và các xã (http://phumy.baria- vungtau.gov.vn/lich-su-hinh- thanh/- /view_content/content/64835/lich- su-hinh-thanh-va-hien-trang-phat- trien-cua-huyen-tan-thanh-va-cac- xa-(Truy cập ngày 26/9/2020).