Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây bá bệnh (Eurycoma longifolia jack.)

Trần Thị Liên1,, Lê Đức Thanh1, Cao Ngọc Giang1, Trần Minh Ngọc1, Nguyễn Minh Hùng1, Nguyễn Xuân Trường1, Nguyễn Thị Thúy1, Trần Hữu Khánh Tân1, Đoàn Thị Thanh Nhàn2, Ngô Thị Minh Huyền1
1 Viện Dược liệu
2 Hội Sinh học Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhân giống hữu tính bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) trong vườn ươm tại Kiên Giang cho thấy: quả bá bệnh sau khi chín hoàn toàn, tách lấy hạt làm khô tới ẩm độ hạt 9%. Hạt được ngâm nước ấm 540C trong thời gian 8 tiếng, xử lý bằng dung dịch GA3 1000 ppm trong 30 phút cho tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 93,3% và thời gian mọc mầm tập trung nhất nhất sau 38 ngày và kết thúc sau 90 ngày. Thành phần ruột bầu gồm 50% đất + 50% mụn dừa (đã xử lý) hoặc 79% đất sạch tầng B + 20% mụn dừa (đã qua xử lý) + 1% phân lân hoặc 79% đất cát + 20% mụn dừa (đã qua xử lý) + 1% phân lân cho tỷ lệ cây xuất vườn giao động từ 90,8 - 98,5%. Thời vụ nhân giống bá bệnh phù hợp nhất là thời vụ tháng 5 và tháng 8 cho tỷ lệ mọc mầm từ 73,3% - 80,0 %. Bổ sung dinh dưỡng cho cây giống trong vườn ươm bằng NPK 15-15-15 +TE nồng độ 0,2% hoặc phân ĐT 501 cùng nồng độ 0,2%. Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 210 - 240 ngày có tỷ lệ sống sau trồng đạt cao nhất (95,3 - 96,8%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Minh Đức, Văn Thị Yến, Nguyễn Hợi, Phạm Thị Ngọc Lan (2018), Nhân giống in vivo cây bách bệnh (Eurycoma Longifolia Jack). Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 127 (3A): tr. 81- 95.
2. Trần Đình Giáp, Nguyễn Nhật Minh, Bùi Thế Vinh, Phạm Văn Lộc (2017), Nghiên cứu tạo rễ cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, 13 (1): tr. 84- 88.
3. Nguyễn Thành Mến, Hoàng Thanh Trƣờng (2019), Một số đặc điểm vật hậu của cây bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) ở Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (3): tr. 3897-3903.
4. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Tấn Quang, Nguyễn Hoàng Lộc (2019), Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của callus cây bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, (1): tr. 67-69.
5. QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. 6. Phạm Chí Thành (2002), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Thu Trang (2020), “Nghiên cứu tăng cường tích lũy một số alkaloid có hoạt tính sinh học từ sinh khối rễ tơ cây bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack) nuôi cấy trên hệ thống bioreactor 20 lít”. Luận án Tiến sỹ Sinh học. Học viện Khoa học và Công nghệ.
8. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I. Tr 116.
9. Nurfaizah BM. Germination and viability of Eurycoma longifolia Jack (2006). Seeds after storage under different environments. Faculty of resource science and technology. Universiti Malaysia Sarawak.