Ảnh hưởng của chấp hành quy trình đặt và chăm sóc sonde tiểu lưu đến tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc chấp hành quy trình đặt và chăm sóc sonde tiểu lưu tới tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu. Đối tượng và phương pháp:58 bệnh nhân được quan sát đánh giá theo bảng kiểm thiết kế sẵn về quy trìnhcác bước kỹ thuật đặt và chăm sóc sonde tiểu lưu. So sánh, phân tích tìm mối liên quan về mức độ chấp hành quy trình và mức độ nhiễm khuẩn tiết niệu trênbệnh nhân. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chung là 18,97%. Chủ yếu bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu từ 60-79 tuổi (15,52%), có thời gian lưu sonde tiểu từ 3 ngày trở nên (17,24%). Điều dưỡng viên chấp hành tốt quy trình kỹ thuật đặt sonde tiểu và quy trình chăm sóc sonde tiểu lưu góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn tiết niệu, sonde tiểu lưu, quy trình điều dưỡng.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2006), “Kĩ thuật điều dưỡng”, Sách đào tạo điều dưỡng đa khoa trung học,tr. 270.
3. Nguyễn Hải An, Lê Thị Thu Huyền, Phan Trường Tuệ và cs (2018), “Khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân bỏng, điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu,Bệnh viện Bỏng quốc gia năm 2018”,Tạp chi Y học thảm họa và Bỏng, số 5, tr. 57-67.
4. Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng và cs (2018), “Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế”, Tạp chí Y dược học Đại học Y dược Huế,Tập 8 (03),tr. 100.
5. Lê Thị Bình (2004), “Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu lưu tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, 2(905), tr.12-16.