Đánh giá tác dụng hồi phục cơ quan tạo máu và máu ngoại vi của “Tạo huyết hoàn plus” Trên động vật thực nghiệm

Lưu Trường Thanh Hưng1,, Vũ Xuân Nghĩa1, Nguyễn Xuân Huấn2, Phạm Thị Thùy Minh, Nguyễn Đình Nhân
1 Viện Y học cổ truyền Quân đội
2 Xuân Huấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xạ trị là một trong ba phương pháp điều cơ bản ung thư . Một trong những tác dụng phụ của xạ trị là gây thiếu máu do ảnh hưởng tủy xương.  Nghiên cứu đánh giá tác dụng hồi phục cơ quan tạo máu và máu ngoại vi của thuốc “Tạo huyết hoàn Plus” trên động vật thực nghiệm sau chiếu xạ. Nghiên cứu thực nghiệm đối tượng chuột nhắt trắng trên mô hình chiếu xạ thực nghiệm. 60 chuột được chia thành 4 lô có lô đối chứng, các lô nghiên cứu được uống thuốc “Tạo huyết hoàn Plus” sau chiếu xạ liều 7Gy (700 rad). Thời gian nghiên cứu 7 ngày và xét nghiệm các chỉ tiêu nghiên cứu ở ngày thứ 9. Kết quả: Nghiên cứu sau 9 ngày nhận thấy bước đầu có sự hồi phục của cơ quan tạo máu, cụ thể hồi phục, các tế bào tủy thông qua việc tăng số lượng Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu máu ngoại vi. Kết luận: “Tạo Huyết Hoàn Plus”  bước đầu thấy có tác dụng phục hồi cơ quan tạo máu, và máu ngoại vi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2001), “Tình hình ung thư ở Việt Nam năm 2000”. Tạp chí thông tin y dược, số 2, tr. 19- 26.
2. Nguyễn Bá Đức (2007), Chẩn đoán và điều trị bệnh Ung Thư, NXB Y Học tr 9, 10, 13.
3. Thực hành xạ trị ung thư, NXB Y Học – 2003.
4. Mai Văn Điển (1996), Tác dụng trên một số chỉ tiêu miễn dịch ở chuột nhắt trắng bị chiếu xạ 7Gy và hiệu quả bảo vệ phóng xạ của Flavonoid chiết xuất từ vỏ đậu xanh (vigna aureus Roxb). Luận án PTS Y Học, Học Viện Quân Y
5. Lưu Trường Thanh Hưng (2001), Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của vị thuốc y học cổ truyền “TC5” trên thực nghiệm. Luận văn thạc sỹ y học
6. Bành Khừu, Đặng Quốc Khánh (2002), Những Học thuyết cơ bản của y học cổ truyền, NXB Y học, Hà nội
7. Phan Anh Tuấn (2006) Đánh giá tác dụng phục hồi tổn thương hệ miễn dịch sau chiếu xạ của “Đông trùng hạ thảo nam – Sâu chít” Giai đoạn thực nghiệm. Luận văn tiến sỹ y học
8. Phan Thị Phi Phi (1989), Nhận dạng tế bào máu - Miễn dịch. NXB Y học, tr 72 – 110.