Đánh giá tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với siêu âm trị liệu điều trị đau cột sống thắt lưng

Trần Phương Đông1,, Nguyễn Vinh Huy Chính2, Trần Thị Hoài Vân2, Lê Đình Việt2, Nguyễn Việt Anh2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước sau có đối chứng trên 60 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân) được điều trị bằng siêu âm trị trị liệu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trong 20 ngày. Nhóm đối chứng (30 bệnh nhân) được điều trị bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt đơn thuần, thời gian điều trị như nhóm nghiên cứu. So sánh kết quả trước và sau điều trị. Kết quả: Phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu có tác dụng cải thiện tốt của các chỉ tiêu như mức độ đau theo thang điểm VAS và tầm vận động cột sống, có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và tốt hơn so với nhóm đối chứng. Không có bệnh nhân phải dừng điều trị do tác dụng không mong muốn của phương pháp. Kết luận: Phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu hiệu quả tốt trong điều trị đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, NXB giáo dục Việt Nam, 198 - 205.
2. Hồ Hữu Lương (2008), Đau cột sống thắt lưng & thoát vị đĩa đệm, NXB Y học, 76-217.
3. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
4. Zhang, B., Xu, H., Wang, J., Liu, B., & Sun, G. (2017). “A narrative review of non-operative treatment, especially traditional Chinese medicine therapy, for lumbar intervertebral disc herniation”. Bioscience trends, 11(4), 406–417.
5. Amin, R. M., Andrade, N. S., & Neuman, B. J. (2017). “Lumbar Disc Herniation”. Current reviews in musculoskeletal medicine, 10(4), 507–516.
6. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2013), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, NXB Y học, Hà Nội, 318 – 321.
7. Nguyễn Tài Thu (2012), Châm cứu chữa bệnh, NXB Từ điển bách khoa, 9-23.
8. Aiyer, R., Noori, S. A., Chang, K. V., Jung, B., Rasheed, A., Bansal, N., ... & Gulati, A. (2020). “Therapeutic ultrasound for chronic pain management in joints: a systematic review”. Pain Medicine, 21(7), 1437-1448.
9. Ebadi, S., Henschke, N., Forogh, B., Ansari, N. N., van Tulder, M. W., Babaei-Ghazani, A., & Fallah, E. (2020). “Therapeutic ultrasound for chronic low back pain”. Cochrane Database of Systematic Reviews, (7).
10. Li, T., Li, X., Huang, F., Tian, Q., Fan, Z. Y., & Wu, S. (2021). “Clinical efficacy and safety of acupressure on low back pain: A systematic review and meta-analysis”. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2021, 1-15.