Trí tuệ nhân tạo - Công cụ giúp tường minh hóa Y học cổ truyền trong thế kỷ 21
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đến nay, qua quá trình hoạt động thực tiễn, loài người đã tạo ra hai nền y học. Tuy mỗi nền y học có những đặc trưng riêng, nhưng đều thuộc lĩnh vực khoa học sự sống, nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật, cách phòng và chữa bệnh. Nền y học phương Tây (Tây y hay y học hiện đại) là nền y học thực nghiệm, dựa trên hệ thống tri thức khoa học, gồm cơ sở lý thuyết của nhiều bộ môn khoa học như: sinh lý, hóa sinh, giải phẫu….; có đối tượng nghiên cứu là những khái niệm cụ thể, định lượng; sự liên hệ giữa các khái niệm là hữu hình, biểu diễn được bằng các biểu thức toán học. Bên cạnh đó, nền y học phương Đông (Đông y hay y học cổ truyền) là nền y học dựa trên hệ thống tri thức kinh nghiệm, với cơ sở lý luận là các học thuyết âmdương, Ngũ hành; Kinh lạc, tạng phủ…; có đối tượng nghiên cứu là những khái niệm trừu tượng, định tính; sự liên hệ giữa các khái niệm là vô hình, khó biểu diễn bằng các biểu thức toán học, mà dùng các suy luận logic. Thời gian gần đây, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) đang nhanh chóng phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học sự sống. Vậy, đối với lĩnh vực Y học cổ truyền (YHCT), AI sẽ có những đóng góp gì? Bài viết này sẽ giúp gợi ý phần nào câu trả lời cho vấn
đề trên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trí tuệ nhân tạo
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB. Giáo dục.
3. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB. Y học.
4. Bộ Y tế: Y dịch, NXB. Y học, 1995.
5. Xu Q., Zeng Y. Tang W. J. et al. (2020), “Multi-task join learning model for segmenting and classifying tongue images using a
deep neural network”, J Biomed Health Inform, 24(9):2481-2489.
6. Yulin Wang et al. (2021), “The Impact of Artificial Intelligence on Traditional Chinese Medicine”, Am J Chin Med.; 49(6):1297-1314.
7.https://www.who.int (2022), “who establishes the global centre for traditional medicine in india”.
8. Phạm Vũ Khánh (2017), “Phát triển dược liệu bền vững gắn với phát triển y dược cổ truyền”, Kỷ yếu Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác phát triển dược liệu Việt Nam, Lào Cai