Nghiên cứu nhân giống hữu tính sâm Ấn Độ (Withania somnifera L.) tại Hà Nội

Nguyễn Xuân Trường1,, Đinh Thị Thu Trang1, Nguyễn Thị Thúy1, Trần Văn Lộc1, Trần Thị Liên1
1 Viện Dược liệu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhân giống hữu tính sâm Ấn Độ (Withania somnifera L.) trong vườn ươm tại Hà Nội cho thấy: Lựa chọn thời vụ tháng 8 để gieo hạt sâm Ấn Độ, tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 70,33%. Tỷ lệ cây xuất vườn đạt 67,49%. Xử lý hạt với nồng độ GA3 500ppm trong 30 phút đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất 70,67% và cho tỷ lệ cây giống xuất vườn cao nhất (đạt 67,85%). Giá thể gieo hạt đất sạch cát (tỷ lệ 1:1); Thành phần ruột bầu: 94% đất, 5% phân chuồng ủ hoai và 1% Supelan. Cây giống đạt 3-4 lá thật cây vừa đủ tiêu chuẩn về sức sống khi cho vào bầu và được hấp thu chất dinh dưỡng từ các thành phần làm ruột bầu với bộ rễ phát triển vừa phải vào bầu là thích hợp nhất, cho tỷ lệ sống cao nhất. Sử dụng phân bón lá siêu lân nồng độ 1%, tưới định kỳ 10 ngày/1 lần cho cây con trong bầu là thích hợp nhất. Cây con trong bầu sau 45 ngày thì xuất vườn. Thời gian từ khi gieo đến khi xuất vườn đem đi trồng kéo dài hơn 3 tháng (90-100 ngày). Cây có số lá đạt 7,84 ± 2,04 (lá), chiều cao cây đạt 32,54 ± 2,47(cm); số nhánh đạt 1-2 (nhánh); chiều dài rễ: 8,36 ± 2,17(cm), cây không nhiễm sâu bệnh hại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Atta-ur-Rahman S. Abbas, Dur-e-Shawar A.S., Jamal M.I. Choudhary (1993). New withanolides from Withania spp. J. Nat. Prod. 56:1000–1006.
2. Choudary M.I., Abbas S., Jamal A.S., (1996). Atta-ur-Rahman Withania somnifera- a source of exotic withanolides. Heterocycles. 42:555–563.
3. Dar P.A., Singh L.R., Kamal M.A., Dar T.A. (2016). Unique medicinal properties of Withania somnifera: phytochemical constituents and protein component. Curr. Pharm. Des.22(5):535–540.
4. Kaul S.C., Ishida Y., Tamura K., Wada T., Iitsuka T., Garg S., Kim M., Gao R., Nakai S., Okamoto Y., Terao K., Wadhwa R. (2016). Novel methods to generate active ingredients-enriched Ashwagandha leaves and extracts. PLoS One. ;11(12) doi: 10.1371/journal.pone.0166945.
5. Mirjalili M.H., Bonfill M., Cusido R.M., Palazón J. (2009). Steroidal lactones from Withania somnifera, an ancient plant for novel medicine. Molecules. 14:2373–2393.
6. Mukherjee Pulok K, Banerjee Subhadip, Biswas Sayan, Das Bhaskar, Kar Amit, Katiyar C K. (2021). Withania somnifera (L.) Dunal - Modern perspectives of an ancient Rasayana from Ayurveda. J Ethnopharmacol. 264:113157. doi: 10.1016/j.jep.2020.113157.
7. Palliyaguru D.L., Singh S.V., Kensler T.W. (2016). Withania somnifera: from prevention to treatment of cancer. Mol. Nutr. Food Res. 60(6):1342–1353. doi: 10.1002/mnfr.201500756.
8. Punit K. Khanna, Arun Kumar, Ratna Chandra and V. Verma (2013). Germination behaviour of seeds of Withania somnifera (L.) Dunal: a high value medicinal plant. Physiol Mol Biol Plants. 2013 Jul; 19(3): 449–454.