Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và mật độ khoảng cách tới năng suất chất lượng hạt giống Đương quy di thực (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đương quy di thực có tên khoa học là Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag. Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), còn gọi là đương quy Nhật Bản (Yamato-toki) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Sau nhiều năm nhập nội, các mẫu giống đã nhập trước đây bị thoái hóa: Tỷ lệ cây ra hoa ngay từ năm thứ nhất cao, củ nhỏ và nhiều rễ con, năng suất và chất lượng kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ gieo hạt đương quy di thực làm giống ở Sa Pa là 15/9 (Khối lượng 1.000 hạt đạt đến 3,3g; Số hạt/bông đạt trung bình 82,6 hạt/bông; Năng suất hạt/sào đạt 534,6kg/ha). Khoảng cách trồng đương quy di thực làm giống 30 x 30cm cho năng suất hạt thu được là 448,8 kg/ha.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đương quy di thực, năng suất, khoảng cách, thời vụ.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Kim Biên (2007). Thực vật chí Việt Nam. Họ Cúc – Asteraceae Dumort. Tập 7: 535-536. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
3. Lê Tùng Châu và cs (2001), “Tác dụng sinh học của đương quy Angelica acutiloba di thực từ Nhật Bản”, tr 282-287, Công trình nghiên cứu khoa học 1987 - 2000 Viện Dược liệu, NXB Khoa học kỹ thuật.
4. Nguyễn Văn Dược, Đặng Ngọc Thưởng và CTV (1986). “Di thực thành công cây Đương quy Triều Tiên ở Việt Nam”. Công trình nghiên cứu khoa học 1972 - 1986 của Viện Dược Liệu. NXB. Y học, 123 - 125.
5. Hoàng Điền và ctv (1986), “Vài nhận xét về khả năng trồng lấy hạt giống các loài cây thuốc di thực”. Công trình nghiên cứu khoa học 1972 - 1986 của Viện Dược liệu, NXB. Y học, 246- 249.
6. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Thuận, Phạm Đình Túy và cs. (2001), “Trồng khảo nghiệm cây Đương quy (Angelica acutiloba Kitagawa) tại 2 huyện Đồng Văn, và Quản Bạ- Hà Giang”, tr 295-298, Công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 Viện Dược liệu, NXB Khoa học kỹ thuật.
7. Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
8. Phạm Văn Ý (2000), Nghiên cứu chọn lọc và xây dựng quy trình sản xuất giống đương quy (Angelica acutiloba Kitagawa) di thực ở miền Bắc Việt Nam.
9. Kitagawa. 1937. Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag.. Botanical Magazine. 51: 658 1937. Tokyo
10. Pan Zehui, Mark F. Watson (2005). Angelica Linnaeus. In: Wu Zhengyi & Peter H. Raven (eds). Flora of China, Vol. 14 (Apiaceae through Ericaceae): 158-166. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.