Nghiên cứu một số biện pháp sơ chế và bảo quản cúc hoa vàng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, cúc hoa vàng được xử lý hấp với thời gian khác nhau (60, 90, 120 giây). Cúc hoa tiếp tục được đánh giá qua các biện pháp làm khô khác nhau (phơi nắng tự nhiên, sấy khô ở nhiệt độ 45oC, sấy lạnh). Cuối cùng đánh giá bảo quản ở điều kiện thường trong bao bì ở điều kiện áp suất thấp (100mmHg, 200mmHg, 300mmHg). Đánh giá qua các chỉ tiêu: cảm quan, tỷ lệ vụn nát, hàm lượng luteolin-7-0-β-D-glucosid… Kết quả thu được cho thấy các biện pháp sơ chế và bảo quản cho cúc hoa có chất lượng tốt nhất là hấp cúc hoa ở điều kiện áp suất thường với thời gian 90 giây. Sấy khô trong thiết bị sấy lạnh với nhiệt độ 30oC. Bảo quản trong bao bì PP hút chân không ở mức áp suất 100mmHg cho cúc hoa có thể bảo quản trên 9 tháng, hàm lượng luteolin-7-0-β-D-glucosid đạt trung bình 0,10%. Đạt trên mức yêu cầu trong dược điển Hồng Kông là trên 0,035%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cúc hoa vàng, sơ chế, bảo quản, luteolin-7-0-β-D-glucosid
Tài liệu tham khảo
2. Trường Đại Học Dược Hà Nội (2006), Bài giảng Dược liệu Tập I.
3. Ban Đào Tạo Huấn Luyện Cán Bộ Dược Liệu Trung Quốc (1965), Kỹ thuật nuôi, trồng và chế biến dược liệu, NXB Y học Bắc Kinh.
4. Tạ Phương Thảo (2016), Nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản dược liệu sau thu hoạch ở quy mô công nghiệp. Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
5. Nguyễn Văn Thuận (2004), Xây dựng một số quy trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để bào chế một số chế phẩm chất lượng cao. Báo cáo khoa học.
6. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V. NXB Y học.
7. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 30/2017/TT-BYT, hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền.