Tủ sách Đông Y: Giới thiệu tác phẩm “Ôn Dịch Luận” và một số ghi chép về “Dịch” trong Y văn

Nguyễn Đình Tú1,, Phạm Xuân Phong1
1 Viện Y học cổ truyền Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

“Ôn dịch luận” được danh y Ngô Hựu Khả biên soạn vào năm Nhâm ngọ (năm 1642) cuối đời nhà Minh, được coi là một trước tác vượt thời đại trong lịch sử phát triển của Ôn bệnh học, là sự thể hiện kiệt xuất của sáng tạo lý luận Đông y với phương pháp mới trong thực hành lâm sàng, sách có 2 cuốn Thượng và Hạ.


Tác giả Ngô Hữu Tính, tự Hựu Khả, người Ngô huyện (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô), sinh sống vào cuối đời nhà Minh. Khi đó, Ngô huyện liên tiếp nhiều năm lưu hành dịch bệnh, một phố hơn trăm nhà không nhà nào không nhiễm, có gia tộc mấy chục người không người nào sống sót, dịch bệnh ảnh hưởng hết sức nặng nề. Ngô Hựu Khả viết trong lời mở đầu của “Ôn dịch luận” rằng: “Sùng Trinh năm tân tỵ, dịch khí lưu hành, người nhiễm rất nhiều, đặc biệt nặng vào khoảng tháng 5, tháng 6. Bệnh khi mới bắt đầu các thầy thuốc đều lầm tưởng là thương hàn và điều trị theo thương hàn, đều bị thất bại, thầy thuốc hoang mang, người bệnh thì ngày càng trở nặng. Bệnh ngày càng nặng thầy thuốc điều trị càng rối, nhiều khi không chết vì bệnh mà chết vì điều trị sai. Trong hoàn cảnh đó, Ngô Hựu Khả cảm nhận được đây là sự thiếu sót của y học, vì thế trong thực tiễn lâm sàng đã nghiên cứu sâu về nguyên lý gây bệnh, tìm hiểu rõ cái khí cảm nhiễm, con đường cảm nhiễm, nơi nào trong cơ thể bị ảnh hưởng, và phát tán truyền nhiễm theo con đường nào, sau đó viết thành cuốn “Ôn dịch luận”, luận giải từ  nguyên nhân, bệnh cơ cho đến điều trị phải phân biệt rõ giữa ôn bệnh và thương hàn.

Chi tiết bài viết